Trồng cây bồ đề trong sân vườn có hợp phong thủy?

Trồng cây bồ đề trong sân vườn có hợp phong thủy?

21/03/2021 0 Nguyễn Hiếu 1,063

Bồ đề là một trong những loại cây phổ biến ở Việt Nam được trồng nhiều trong sân nhà như một loại cây cảnh. Không chỉ đem lại những giá trị về thẩm mỹ, nó còn có ý nghĩa linh thiêng trong phong thủy.

Sự tích về cây bồ đề

Theo như những ghi chép cổ xưa về Phật giáo, cây bồ đề có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng và linh thiêng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca (vốn là một vị hoàng tử của Ấn Độ có tên Siddhartha Gautama). Vào một ngày nọ; Hoàng tử Siddhartha Gautama đang đi bên ngoài thì bắt gặp thấy 4 kiểu người trong nhân gian, đó là: một xác người chết; một ông già; một người bệnh tật; và một nhà tu khổ hạnh. Bốn kiểu người ấy khiến cho hoàng tử Ấn Độ ngộ và tin rằng; đời người là một vòng tròn lặp của sự đau khổ. Kể từ lúc đó; vị hoàng tử đã quyết định từ bỏ ngôi vị của mình; từ bỏ cuộc sống giàu sang trong nhung lụa để trở thành một thầy tu khổ hạnh.

Sự tích về cây bồ đề

Trong các điển tích Phật giáo kể lại, Đức Phật đã thiền định dưới gốc cây bồ đề và từ đó dần giác ngộ được ra những giáo lý của nhà Phật. Sau khi đã am hiểu tường tận những chân lý sâu sắc ấy; Đức Phật Thích Ca đã lên đường để truyền dạy lại đạo Phật cho nhiều người dân ở khắp các vùng đất thuộc châu Á ngày nay.

Ý nghĩa của cây bồ đề trong đạo Phật và phong thủy

Theo như các điển tích của Phật giáo thì Đức Phật trước đã ngồi dưới cây bồ đề để ngồi thiền. Từ đó từng bước ngộ ra được các giáo lý trong Phật Giác. Từ đó bồ đề còn có tên gọi là cây giác ngộ, được mọi người biết đến và cũng là tượng trưng cho sự may mắn.

Bồ đề mang một ý nghĩa linh thiêng rất lớn, cũng như chúng ta luôn hướng về Chánh Pháp. Vì những lời giáo huấn của Đức Phật. Giúp con người ta từ bỏ những thói hư tật xấu đã phạm phải, kính trọng thương yêu đối với bề trên, quý mến với những người xung quanh.

Ý nghĩa của cây bồ đề trong đạo Phật và phong thủy

Vậy nên nếu có cây bồ đề mọc trước nhà sẽ giúp gia chủ xua đi những điều xấu, trừ tà. Khiến cho bạn cảm thấy chỗ ở của mình được bình yên, mang lại những điều tốt lành.

Những đặc điểm và cách trồng của loại cây cảnh phổ biến này

Bồ đề là cây thân gỗ, thuộc họ dâu tằm, đa số là những cây cổ thụ to với thân cây lồi lõm. Cao tầm 15 mét, lá cây bồ đề mọc cách, hình tam giác có màu xanh thẫm. Cành của nó có rễ rũ xuống, hai bên cành lớn mọc xòe ra xung quanh. Qủa bồ đề khi chín chuyển sang màu tím đậm, hoa của nó mọc từ nách lá.

Bồ đề chính là loại cây dễ nhân giống cũng như ưa ánh sáng. Loại cây này được nhân giống từ giâm cành và hạt. Vì thế việc trồng cây khá đơn giản không có gì quá phức tạp khó khăn.  Những cành được chọn để giâm cần không được quá non hay quá già. Nếu là cành bồ đề mà đã nở ra hoa thì sẽ vô cùng thuận lợi. Hạt bồ đề lấy để tạo ra giống cũng phải là các hạt tròn, nẩy nhằm tăng khả năng sống sót.

Những đặc điểm và cách trồng của cây bồ đề

Cây bồ đề có thể phát triển tốt trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Cũng như có tốc độ sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ. Chính do đó mà việc chăm sóc cây cũng rất dễ dàng.

Tác dụng của cây bồ đề khi trồng trong sân nhà

Vì thân cây có nhựa nên có thể chế biến thành cao su cứng. Bên cạnh đó hoa của bồ đề có thể dùng làm thuốc chữa bệnh với tác dụng giúp ra mồ hôi giảm hạ sốt. Ngoài ra bồ đề còn có tác dụng làm bột trừ tà, tẩy uế…

Với những câu chuyện linh thiêng về Đức phật và tác dụng của nó mang lại đối với con người. Bồ đề tượng trưng cho mọi điều tốt lành. Khi trồng bồ đề trước cổng nhà mong muốn gia đình luôn gặp được may mắn. Hoặc bên cạnh đó có thể treo tranh cây bồ đề trong nhà cũng giúp cho mọi sự bình an, công việc được phát triển tốt hơn.

Tác dụng của cây bồ đề khi trồng trong sân nhà

Hi vọng thông qua nội dung trên đây, bạn đã biết bồ đề có tác dụng gì theo phong thủy? là xấu hay tốt?. Từ đó có thể an tâm hơn về mặt tinh thần.

Nguồn: tuvikhoahoc.com