Kinh nghiệm thiết kế giếng trời hợp lý nhất

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời hợp lý nhất

25/03/2021 0 Phạm Diễm 639

Giếng trời là một bộ phận quen thuộc trong các ngôi nhà hiện đại. Đối với những ngôi nhà phố không có nhiều mặt thoáng thì thiết kế thêm giếng trời trong nhà rất quan trọng. Giếng trời là không gian từ mái được thông xuống tầng trệt của nhà một cách thẳng đứng. Đây được xem như một giải pháp trong thiết kế kiến trúc và nó xung là xu hướng trong xây dựng hiện nay.

Nhiều gia đình còn đang phân vân có nên thiết kế giếng trời hay không. Thực tế thì thiết kế giếng trời trong nhà của bạn có rất nhiều lợi ích. Đối với những ngôi nhà nhỏ với tường vây kín; thì việc thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà là thực sự khó khăn. Thì giải pháp xây dựng giếng trời sẽ là rất hiệu quả về không gian lẫn thẩm mỹ và phong thủy.

Giúp ngôi nhà của bạn thông thoáng hơn rất nhiều. Ngôi nhà của bạn sẽ có hài hòa về hướng gió và lấy ánh sáng tự nhiên; không gian sống của bạn sẽ luôn ôn hòa, tạo cảm giác thư thái cũng như hạn chế sự ẩm mốc trong nhà.

Được coi là một trong những ý tưởng thiết kế nội thất sáng tạo; nhằm mang đến một không gian mở hiện đại. Giếng trời là một khoảng trống có diện tích phù hợp được thông thẳng từ mái nhà xuống dưới nền nhà; với mục đích tạo độ thoáng sáng cho toàn bộ không gian.

Tuy nhiên, vẫn có không ít người chưa nắm được kích thước; diện tích hợp lý. Từ đây, BRS sẽ giúp bạn giải quyết lo lắng này bằng những chia sẻ hữu ích dưới bài viết sau đây.

Kích thước giếng trời 

Kích thước giếng trời hợp lý

Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, kích thước trong không gian nội thất thường không quá lớn. Đặc biệt, những ngôi nhà có diện tích mặt bằng nhỏ lại càng phải quan tâm về kích thước giếng trời để đảm bảo sinh hoạt cho các thành viên.

Để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh tổng quan và không gian sống; kích thước giếng trời hợp lý nên trong khoảng từ 2 – 6m2. Đây là kích thước lý tưởng để tạo không một không gian thoáng đãng, mát mẻ cho ngôi nhà.

Diện tích tối thiểu của giếng trời

Có khá nhiều người đặt ra câu hỏi về diện tích tối thiểu của giếng trời; nhất là với những ngôi nhà nhỏ cần tận dụng triệt để diện tích để phục vụ sinh hoạt. Theo quy định về kiến trúc, cần có diện tích tối thiểu là 450x450cm; đây là diện tích đủ để cơ thể một người lên xuống dễ dàng. Tuy vậy, trong quá trình thiết kế; kiến trúc sư có thể xem xét từng diện tích nhà để tối ưu độ thoáng sáng.

Một số vấn đề cần lưu ý khí thiết kế giếng trời

Vị trí, hướng đặt

Theo phong thủy học, vị trí đặt có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của gia chủ; và người sinh sống trong nhà. Do đó, trước khi thiết kế giếng trời trong nhà; bạn cần xác định rõ hướng và vị trí hợp với tuổi của gia chủ để đem lại may mắn, tài lộc.

Các chuyên gia phong thủy rất khuyến khích các chủ nhà xây dựng theo hướng Bắc. Đây là hướng lành, tốt về mọi mặt, đem đến cuộc sống như ý, sức khỏe ổn định; sự nghiệp thăng tiến cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Đảm bảo cấu trúc giếng trời

Một số vấn đề cần lưu ý khí thiết kế giếng trời

Cần đảm bảo có cấu trúc hoàn chỉnh gồm 03 bộ phận sau:

+ Đáy giếng: Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà, bạn có thể trang trí tiểu cảnh; cây xanh tại khu vực này để tận dụng nguồn sáng tự nhiên.

+ Thân giếng: Đây là nơi tiếp xúc với tường của các tầng lầu, tạo độ thông thoáng cho toàn bộ không gian.

+ Đỉnh giếng: Đây là phần trên cùng, có thể được thiết kế thêm kính; hệ khung sắt để đảm bảo độ an toàn và tránh gió, mưa bão.

Độ phẳng của giếng trời

Một điểm bạn cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế tránh để tường giếng trơn phẳng. Khi có tiếng động hay có người nói chuyện; tường phẳng không những không giảm thiểu những tạp âm, mà còn khiến chúng vang dội hơn.

Do đó, bạn nên tạo độ sần sùi, gồ ghề cho bề mặt tường để giảm thiểu tối đa những thông âm giữa các tầng.

Trên đây là bài viết chia sẻ kích thước và diện tích giếng trời hợp lý cùng những lưu ý kèm theo. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích; hãy tiếp tục đồng hành cùng BRS để có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng nhà ở hiệu quả.

Nguồn: nhadatmoi.net