Đôi nét về lịch sử kiến trúc Nhật Bản bạn nên tìm hiểu
24/03/2021Nhắc đến Nhật Bản, đó là đất nước rất thân thiện và kỷ luật. Con người nơi đây có sự tự giác cao. Những người Nhật có tính tự chủ, chịu khó, luôn khiến cả thế giới phải thán phục trước những hành vi dù là nhỏ nhất của mình. Nhật Bản còn là điểm dừng chân với những con phố sạch đẹp như tranh vẽ. Kiến trúc văn hóa Nhật cũng vô cùng ấn tượng. Chính vì vậy, Nhật Bản đã trở thành điểm đến của nhiều du khách cũng như du học sinh và người lao động nước ngoài.
Bên cạnh vẻ đẹp con người, đồ ăn và phong tục thì đất nước châu Á này còn hấp dẫn với nét kiến trúc ấn tượng. Nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại lẫn nét truyền thống đậm chất Nhật khó phai. Muốn hiểu kỹ hơn về kiến trúc, phong thủy và đất nước này, xin mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. Chắc chắn bạn có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức cho mình. BRS sẽ mang đến thông tin đầy đủ, chi tiết và chất lượng nhất cho bạn đọc.
Mục lục
Kiến trúc truyền thống
Lịch sử kiến trúc Nhật Bản bắt đầu đánh dấu sự khác biệt vào khoảng năm 57 trước Công nguyên, còn trước đó, những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản được xây từ gỗ với sàn đất và không có nhiều khác biệt giữa các vùng của Nhật Bản.
Tâm hồn Nhật là tâm điểm
Điều cốt lõi trong sự phát triển văn hóa, mỹ thuật, kỹ thuật, kiến trúc của Nhật Bản là: “Kỹ thuật từ Tây và lấy tâm hồn Nhật Bản làm tâm điểm”. Người Nhật tiếp thu văn hóa, mỹ thuật truyền thống và của khu vực châu Á, sau đó, tiếp thu có chọc lọc văn hóa, kỹ thuật phương Tây. Đặc biệt, Nhật Bản cũng là nước duy nhất đạt được tính hiện đại trong kiến trúc bởi bản thân không bị đè nặng bởi di sản văn hóa hoặc truyền thống như hầu hết các nước châu Á khác.
Gỗ – vật liệu quan trọng nhất
Vào khoảng năm 660 sau Công nguyên, gỗ trở thành vật liệu quan trọng nhất trong kiến trúc Nhật Bản vì Nhật Bản có rất nhiều núi lửa, rất ít đá thích hợp cho xây dựng. Hầu hết các tòa nhà ở giai đoạn này được xây dựng chủ yếu từ vật liệu gỗ và đá. Các công trình này đã biến mất từ rất lâu, hiện chỉ còn lại trên tranh vẽ và bản thảo.
Đền thờ
Đền thờ là loại công trình nổi bật của các kiến trúc sư Nhật Bản ở thời kỳ này. Sau khi bị phá hủy và xây dựng lại sau 2 thập kỷ, việc xây dựng lại các đền thờ vẫn trung thành với thiết kế ban đầu, ít thay đổi quá nhiều theo thời gian. Đền thờ được xây dựng phần lớn từ gỗ và có khu vườn nhỏ xinh. Phong cách của các đền thờ này ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc nội địa, thiết kế tháp và vật liệu xây dựng hiện đại. Không chỉ vậy, phong cách kiến trúc này cũng ảnh hưởng đến kiến trúc phương Tây như trường hợp Kiến trúc sư nổi tiếng Frank Wright sử dụng làm tiền đề cho các công trình của ông.
Thời kỳ đổi mới
Kiến trúc Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn đổi mới đến đầu thế kỷ VII. Lúc này, kiến trúc Nhật Bản bị chi phối bởi cấu trúc bằng gỗ sớm trong các đền thờ do giới quý tộc xây dựng. Giai đoạn kiến trúc Asuka và Nara là thời kỳ nở rộ của nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản.
Thời kỳ Heian ở thế kỷ IX tiếp tục kế thừa lối kiến trúc ở giai đoạn Asuka và Nara. Lúc này, nhiều ngôi đền bằng gỗ mọc lên khắp nơi với đa dạng phong cách thiết kế.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản nhanh chóng hiện đại mình và chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây với nhiều công trình bê tông, kim loại điển hình là Tòa nhà Chính phủ tại Tokyo.
Nửa sau thế kỹ XX, kiến trúc Nhật Bản xác định bản sắc riêng của kiến trúc hiện đại thế giới. Kiến trúc sư lớn Nhật Bản: Tange, Kurokawa, Maki, Ando,..Chúng đã tạo nên luồng gió mới vào kiến trúc Nhật Bản.
Tiếp nối lớp kiến trúc trước, nhiều thế hệ kiến trúc sư thuộc thế giới thứ ba kém phát triển đã soi xét lại kiến trúc hiện đại phương Tây để tìm kiếm nền kiến trúc hiện đại bản địa phù hợp với đất nước.
Phong thủy Nhật Bản
Phong thủy Nhật Bản bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Nó được chia làm 2 mảng chính: tướng nhà, mộ tướng Trong đó tướng nhà được coi trọng hơn mộ tướng. Tướng nhà còn kết hợp cả tướng tay, tướng mặt. Nó không chỉ riêng việc tính toán phương vị cát hung, phương vị. Người Nhật cũng rất chú trọng ngày tốt, kiêng kỵ ngày xấu
Trong nhiều lịch ở Nhật Bản, có ghi chú cát hung ở dưới. Ngày Đại An là ngày Hoàng Đạo – mọi việc đều hanh thông, cát lợi. Ngày Phật Diệt là ngày xấu, mọi chuyện khó như ý.
Vì sự khác biệt lớn về địa lý, quan niệm về phương vị của Nhật Bản rất khác so với thuật phong thủy Dương trạch. Phong thủy Dương trạch lấy tọa Bắc triều Nam làm cơ sở. Thuật tướng nhà của Nhật Bản lấy trục Tây Bắc – Đông Nam làm chuẩn. Cửa chính quay về phía Bắc ảnh hưởng đến sức khỏe. Cửa chính hướng Tây thì tiền bạc trong nhà sẽ chảy hết ra ngoài. Để khắc phục, gia chủ có thể trang trí trước cửa nhà hoa màu vàng.
Phong thủy Nhật Bản còn chú trọng yếu tố phương hướng. Theo đó, nước từ hướng Đông chảy đến rồi xuôi về hướng Tây Nam. Nước từ hướng Đông còn gọi tên là Thanh Long thủy. Còn nếu không có dòng chảy thì gia chủ có thể trồng 9 cây liễu để thay thế.
Một số công trình nổi tiếng tại Nhật Bản
Tokyo Skytree tọa lạc ngay vị trí trung tâm của thủ đô Tokyo. Nó chính là địa danh đầu tiên mà mỗi du khách muốn ghé thăm nhất. Với chiều cao lên đến 634 m, đây là ngọn tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện naY. Đó là một tuyệt tác kiến trúc tuyệt đẹp từ người Nhật.
Khách sạn nhộng Nakagin giống như một chiếc du thuyền đang hạ cánh xuống Trái Đất. Đây là một kiến trúc kỳ thú. Nó thu hút đông đảo du khách đến tham quan và nghỉ ngơi. Khách sạn có tên tiếng nhật là “Kapuseru Hoteru”. Mô hình khách sạn lấy ý tưởng từ cảm hứng “tòa nhà con nhộng” . Nó đã được Nhật Bản mạnh dạn đầu tư. Đây là công trình đầu tiên trên thế giới được hoàn thành vào năm 1970 tại Shibasin.
Được xây dựng vào năm 1991 với kinh phí 157 tỷ Yên, tòa thị chính Tokyo vô cùng nổi tiếng. Đây không chỉ là nơi tập trung quyền lực của chính phủ thủ đô Nhật Bản mà còn là biểu tượng kiến trúc. Đó là niềm tự hào của mỗi người dân ở xứ sở hoa anh đào xinh đẹp.
Nguồn: Geaa-field.com.vn