Tình hình nền kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

Tình hình nền kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

25/03/2021 Off Nguyễn Nhung 1,485

Trong vài tháng đầu năm 2020, bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu đang suy giảm. Diễn biến nền kinh tế xã hội của nước ta cũng không khả quan hơn.

Năm 2020 là năm của một loạt các sự kiện đáng nhớ. Giá dầu thô đã giảm mạnh, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ tiếp tục diễn ra. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Iran liên tiếp gia tăng, cùng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng vi sinh vật mới gây ra hay được gọi là COVID-19.

Bùng dịch đã tác động tiêu cực đến điều kiện kinh tế của các nước trên thế giới. Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã đưa ra một loạt những giải pháp khắc phục suy thoái kinh tế. Trong đó, Cục đã liên tục hạ lãi suất và nhiều nước châu Âu. Đồng thời, Cục đã đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Điều này làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng rủi ro về sự thiếu hụt nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. Dưới đây là tình nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này và những tiến triển của ngành công nghiệp sau đại dịch Covid-19.

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn dịch bùng phát

Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn dịch

Các Hiệp định thương mại lần lượt có hiệu lực trong năm 2020 mở đường cho xúc tiến thương mại và phát triển kinh tế. Chiến lược chống dịch phù hợp cũng tạo tiền đề Việt Nam thoát khỏi suy thoái; trở thành 1 trong bốn nền kinh tế có chỉ số tăng trưởng dương trong năm 2020. Tổ chức Tiền tệ Quốc tế IMF dự đoán mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 có thể đạt 2.4%; thấp hơn mức tăng 7.02% của năm 2019; nhưng lại là con số ấn tượng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế thương mại lớn trên thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng âm do tác động của đại dịch.

Nền kinh tế đang trên đà phục hồi

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 03 năm 2020, bối cảnh kinh tế xã hội xảy ra nhiều biến động; tác động mạnh mẽ đến công tác đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp; nhất là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Tháng 05 năm 2020 ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng giá trị đầu tư với tỉ lệ lần lượt là 30% và 70%. Những chỉ số này sau đó dần dần được phục hồi khi các lệnh cách ly xã hội dần được gỡ bỏ; và chính phủ thiết lập “trạng thái bình thường mới trong đại dịch”; đạt mức tương đương với tháng 03.

Các dự án thi nhau triển khai

Sau một khoảng thời gian khá yên ắng; từ tháng 09 năm 2020 sau khi Việt Nam cơ bản kiểm soát được đại dịch; các Doanh nghiệp đang rục rịch triển khai một số lượng lớn các dự án xây dựng công nghiệp mới. Cụ thể, 962 dự án xây dựng công nghiệp đang được từng bước đưa vào triển khai trong tháng 11 năm 2020; giá trị đầu tư tăng mạnh sau khi các dự án năng lượng; và hạ tầng công nghiệp quy mô lớn hình thành. Tổng giá trị đầu tư tại thời điểm tháng 11 năm 2020 đạt khoảng 66 tỉ đô la Mỹ; tăng 56% so với tháng 07.

Triển khai các dự án xây dựng công nghiệp

Trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn ghi nhận số lượng dự án xây dựng công nghiệp; và tổng giá trị đầu tư FDI tăng nhảy vọt từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2020. Đây là thời điểm ổ dịch Đà Nẵng được kiểm soát; các quy định nhập cảnh của các chuyên gia, đoàn công tác nước ngoài được nới lỏng; công tác xúc tiến đầu tư nhờ vậy trở nên bớt căng thẳng so với các tháng trước đó. Sự chuyển đổi tỉ trọng đầu tư xây dựng công nghiệp trong bối cảnh xã hội mới.

Tình hình trước khi đại dịch bùng phát

Trước khi dịch bệnh bùng phát, dệt may – thiết bị phụ trợ – điện tử chiếm đến 1/2 tổng giá trị các dự án công nghiệp đang triển khai.Tình hình dịch bệnh phức tạp trên toàn thế giới đã thay đổi thói quen tiêu dùng; khiến các nhà đầu tư phải thay đổi tỷ trọng đầu tư các ngành nghề. Giá trị đầu tư những dự án dệt may tại thời điểm tháng 11/2020 chỉ đạt 870 triệu USD; giảm 25% so với tháng 03/2020.

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang tạo áp lực; khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Giá trị đầu tư các dự án điện tử đang xây dựng tại thời điểm tháng 11/2020 tăng 55% so với trước khi dịch bệnh bùng phát (tháng 03/2020).

Chống dịch quyết liệt; chủ trương không đóng băng kinh tế cùng các chính sách thúc đẩy phục hồi mở ra cơ hội cho Việt Nam nói chung; và ngành xây dựng công nghiệp nói riêng. Dù sẽ mất nhiều thời gian để nền kinh tế vực dậy mức tăng trưởng như trước đại dịch.

Nguồn: vietnamconstruction.vn