Tìm hiểu về móng đơn trong xây dựng và quy trình tạo ra móng đơn

Tìm hiểu về móng đơn trong xây dựng và quy trình tạo ra móng đơn

25/03/2021 Off Võ Tú 705

Khi xây dựng bất cứ một công trình nào, việc tạo dựng nền móng luôn là một trong những bước quan trọng đầu tiên cần phải có. Để nền móng kiên cố, vững chãi và có khả năng chịu tải trọng của công trình tốt thì người kỹ sư, thợ thi công cần phải lựa chọn và sử dụng loại móng sao cho phù hợp. Tuỳ vào quy mô của mỗi công trình mà sẽ có những loại móng khác nhau. Một trong số những loại móng phổ biến trong xây dựng, thường được sử dụng đó là móng đơn.

Móng đơn được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về một loại móng trước khi tiến hành sử dụng chúng trong xây dựng là một điều vô cùng cần thiết. Hiểu rõ đặc điểm, kết cấu cùng những quy trình sản xuất móng sẽ giúp người xây dựng tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất có thể. Những kiến thức về móng đơn cũng không nằm ngoại lệ. Các kỹ sư, thợ xây dựng hẳn là rất quen thuộc với móng đơn. Tuy nhiên, một số khác không có trình độ chuyên môn thì vẫn còn khá mơ hồ về nó. Bài viết sau sẽ giới thiệu chi tiết về loại móng đơn trong xây dựng.

Thế nào là móng đơn?

Móng đơn còn được gọi là móng cốc, được sử dụng phổ biến cho nhà ít hơn 3 tầng. Loại móng được thiết kế để đỡ 01 hoặc 01 cụm cột. Loại móng này có thể là móng mềm, móng riêng lẻ, móng cứng, bố trí dưới chân cột và được gia cố thêm bằng cừ tràm. Đây là loại móng rẻ nhất hiện nay có tác dụng chịu lực tuỳ vào thành phần cấu tạo cũng như mác bê tông. Móng đơn có thể là móng cứng hoặc mềm hay là móng kết hợp được sử dụng chủ yếu trong khi sửa chữa hoặc cải tạo.

Thế nào là móng đơn?

Tuy móng đơn có kích thước không lớn, đáy vuông, hình chữ nhật hoặc có hình tròn được làm bằng gạch, đá xây hoặc bằng bê tông. Móng chủ yếu được sử dụng trong các công trình như nhà công nghiệp, cột nhà dân dụng, mố trụ cầu nhỏ, móng trụ điện, tháp ăng ten,…

Nhưng móng có một nhược điểm mà cần phải lưu ý chẳng hạn khi móng chịu những tác động mạnh thì cần phải mở rộng đáy móng và tăng thêm chiều dài – chiều sâu của móng. Cho nên móng đơn chỉ phù hợp cho những nơi có đất nền tốt, chịu được tải trọng nặng

Cấu tạo cơ bản của móng đơn

Móng đơn có cấu tạo khá đơn giản. Nó tạo thành hình trụ duy nhất với hệ bê tông cốt thép dày. Trường hợp nền là đất bùn lầy, đất thịt hay nền đất yếu cần có thêm một lớp đất pha đá phía dưới đáy móng. Chiều sâu tối thiểu là 1 m. Việc làm này giúp gia cố nền đất. Từ đó tránh xảy ra sạt lở gây ảnh hưởng đến chất lượng chịu lực của móng đơn.

Bản vẽ cấu tạo của móng đơn

Ngày nay, nhiều công trình móng đơn thường được thiết kế thêm giằng móng thẳng hàng hoặc cắt nhau. Cách này giúp đài móng tránh bị lún, lệch.

Làm thế nào để thi công móng đơn?

Để đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như kết cấu của móng đạt chuẩn, quy trình thi công móng đơn/móng cốc cần phải trải qua các bước sau đây.

Bước 1: Xác định kích thước và vị trí đóng cọc

Bạn cần dựa theo bản vẽ thiết kế sẵn có để xác định vị trí đóng cọc, khoảng cách giữa các cọc và kích thước cọc chuẩn xác. Như đã nêu trên, nếu thi công xây dựng trên nền đất yếu, cần gia cố bằng cọc tre hoặc cọc cừ tràm được cắm sâu bằng máy đóng cọc để tăng khả năng chịu lực cho nền đất. Kích thước đường kính của cọc cừ tràm hoặc cọc tre nên từ 6 – 9cm, chiều dài từ 3,5 – 4,5m.

Bước 2: Đào hố móng đơn

Đây là công việc đòi hỏi phải đo lường được độ nông, sâu và diện tích hố móng. Mục đích nhằm khi đổ bê tông sẽ đảm bảo yêu cầu kích thước so với tải trọng công trình. Trong suốt quá trình thi công, hố móng không được ứ đọng nước khi trời mưa. Cần đảm bảo cho hố móng phải luôn khô ráo. Nếu có ngập nước, cần dùng các loại máy bơm thủy lực để làm khô hố móng trước khi tiến hành các công đoạn khác.

Đào hố móng đơn

Sau khi hoàn tất đào móng, nên dùng đá 1×2, 3×4. Bạn cũng có thê dùng các loại đất cứng để gia cố thêm nền móng. Bên cạnh đó, nền dùng máy dầm để gia tăng độ cứng cho nền.

Bước 3: Đổ bê tông lót cố định móng

Cần đổ thêm một lớp bê tông lót móng sau khi làm phẳng hố móng. Lớp lót này được dùng để lót dưới lớp giằng móng hoặc các bề mặt tiếp xúc với đất.

Đổ bê tông lót cố định và làm nhẵn bề mặt móng

Việc làm trên nhằm tạo bề mặt phẳng cho đà giằng, đáy móng. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế mất nước cho lớp bê tông mặt trên.

Bước 4: Uốn và cắt cốt thép

Nên sử dụng cốt thép có chất lượng cao, thương hiệu rõ ràng. Lưu ý tránh dùng thép không rõ nguồn gốc. Bởi nó có thể gây sụt giảm tuổi thọ của công trình.

Uốn và cắt cốt thép cần thực hiện bằng phương pháp cơ học. Đồng thời phải đảm bảo theo hình dáng chuẩn trong bản vẽ kỹ thuật. Các đầu chờ sau cắt cần được bọc kín và bảo vệ bằng túi nilon.

Bước 5: Đổ bê tông móng đơn

Đổ bê tông móng là công đoạn quan trọng nhất để tạo nên một công trình vững chãi, chất lượng. Bê tông đổ móng đơn cần đầy đủ các thành phần. Cụ thể như: Xi măng, cát, nước được trộn theo tỉ lệ chuẩn.

Đổ bê tông móng đơn

Nếu chân móng có đọng nước hay bị ẩm ướt, cần thực hiện biện pháp làm khô. Đồng thời cần rút nước bề mặt trước khi đổ bê tông. Đồng thời, cần chọn ngày nắng, không mưa để đổ bê tông. Điều này nhằm tạo độ cứng và ráo nhanh cho bề mặt.

Đổ bê tông móng là công đoạn quan trọng nhất để tạo nên một công trình vững chãi, chất lượng

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã phần nào hiểu được móng đơn là gì và quy trình tạo móng đơn như thế nào. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi website này để có thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích.

Nguồn: nhadatmoi.net