Thiết kế nhà mái bằng có hạn chế và ưu điểm gì nổi bật?

Thiết kế nhà mái bằng có hạn chế và ưu điểm gì nổi bật?

23/03/2021 0 Lê Dung 717

Có thể nói rằng, thiết kế nhà mái bằng là một trong số những mô hình nhà ở có sức ảnh hưởng lớn, cũng như được nhiều gia chủ lựa chọn. Đặc biệt ở những thành phố đông dân cư thì mẫu nhà mái bằng vô cùng phổ biến bởi sự tiện nghi, đơn giản, gọn nhẹ, đa chức năng. Đặc biệt mô hình nhà này còn không gây ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng xung quanh.

Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của chủ đầu tư mà kiến trúc sư sẽ đưa ra các phương án thiết kế phù hợp nhất. Có thể là nhà phố hiện đại mái bằng, biệt thự hiện đại mái bằng, hoặc đơn giản hơn là mẫu nhà cấp 4 mái bằng…Mỗi công trình một vẻ đẹp khác biệt chắc chắn sẽ làm hài lòng gia chủ.

Tuy nổi bật là vậy nhưng thực tế mẫu nhà mái bằng cũng tồn đọng nhiều điểm hạn chế mà chúng ta cần lưu tâm. Cụ thể là gì thì xin mời các bạn theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được cho mình một lựa chọn phù hợp nhất cho căn nhà của mình.

Khái niệm nhà mái bằng

Thiết kế nhà mái bằng có nhiều ưu điểm vượt trội

Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông. Kiểu mái nhà này thường được áp dụng trong những ngôi nhà mặt phố hiện đại, sang trọng và cao cấp, toát lên vẻ đẹp hiện đại và thời thượng cho căn nhà.

Tuy loại hình nhà này ít nhận được sự ưa chuộng từ cộng đồng (vì nhiều nguyên nhân) tuy nhiên hình thức nhà mái bằng chưa bao giờ là lỗi thời. Dưới bàn tay và khối óc sáng tạo của những người thợ lành nghề thì các tấm bê tông cốt thép sẽ trở nên đẹp đến lạ.

Kết cấu nhà mái bằng

Nhà mái bằng có kết cấu từ bê tông nên vô cùng vững chãi

Mái bằng có thể cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép nhưng chủ yếu bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Các lớp cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép :

Lớp kết cấu chịu lực: Có tác dụng chịu lực chính cho mái; được cấu tạo bằng bê tông cốt thép toàn khối hay bê tông cốt thép lắp ghép. Về hình thức giống như cấu tạo sàn nhà hình dáng như mặt phẳng nhưng có sự khác biệt về cấu tạo viền mái và cấu tạo chống thấm; thoát nước cho mái.

Lớp tạo dốc: Có tác dụng tạo cho mái có độ dốc cần thiết; được đặt ở trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng bê tông xi, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Ngoài ra nó còn tăng khả năng các nhiệt cho mái. Làm phẳng mặt trên của lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thấm bên trên đó.

Lớp chống thấm: Có tác dụng ngăn chặn hiện tượng nước mưa ngấm vào kết cấu của mái; thường được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác cao; tăng thêm độ cứng cho mái. Bề dày của lớp bê tông chống thấm khoảng 30-50mm, thông thường là 40mm.

Ưu điểm của thiết kế nhà mái bằng

Thiết kế nhà mái bằng có ưu điểm là khả năng chống chọi trước tác động của thời tiết rất tốt

Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông. Mặc dù loại nhà mái bằng ít được nhắc đến tuy nhiên chúng chưa chưa bao giờ là lỗi thời. Dưới bàn tay và khối óc sáng tạo của những người thợ lành nghề thì các tấm bê tông cốt thép sẽ trở nên đẹp đến lạ.

Nhà mái bằng có kết cấu kiến trúc gọn gàng. Nó phù hợp với công trình nhà phố; hoặc nơi có diện tích xây dựng khiêm tốn. Với kết cấu ấy, nhà mái bằng cho phép tự do thiết kế số tầng nhà mà không làm mất đi sự cân đối của công trình.

Với kết cấu bê tông cốt thép; nhà mái bằng có sự bền bỉ với thời gian. Đặc biệt có khả năng chống chịu trước tác động của tự nhiên cao hơn các loại mái khác. Ngoài ra; với kết cấu công trình đơn giản giúp phát huy tối đa công năng sử dụng. Nó còn giúp gia chủ tận dụng không gian sinh hoạt triệt để.

Một ưu điểm khác của nhà mái bằng là khả năng chống cháy cao và không lo dột; thủng như mái tôn hoặc mái ngói. Ngoài ra công trình mái bằng cũng dễ dàng sửa chữa; cải tạo hoặc nâng cấp. Ngày nay, nhà mái bằng được cách điệu và sáng tạo hơn khi đưa vào thiết kế biệt thự hiện đại. Tạo nên nét đặc trưng độc đáo cho kiểu nhà mái bằng.

Hạn chế của nhà mái bằng

Nhà mái bằng có nhược điểm là gây áp lực lớn lên kết cấu móng

Nhà mái bằng có trọng lượng rất nặng; đặc biệt là những tòa nhà cao tầng. Nó gây áp lực cho phần móng nên phần móng cần phải xây dựng thật kỹ dẫn đến chi phí xây dựng vì vậy mà tăng cao.

Nhà mái bằng rất dễ bị thấm tạo nên các vết loang trên tường. Lâu dần làm tường nhà của bạn trở nên xấu đi. Việc sửa chữa, chống thấm là rất khó khăn. Đặc biệt, nhà có diện tích mặt sàn của mái bằng càng lớn thì càng dễ bị thấm do hiện tượng co giãn khi thời tiết thay đổi. Khi trời mưa; mái bằng thường lưu lại rác thải như lá cây, cát, lâu thoát nước vì độ dốc nhỏ.

Một nhược điểm khác nữa của mái bằng là rất nóng nực vào mùa hè. Nếu sử dụng thêm các phương pháp cách nhiệt thì sẽ tốn kém và khá phức tạp.

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy nhà mái bằng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nó phù hợp với những công trình khác nhau; phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín, có trình độ xử lý cao thì vẫn có thể khắc phục những nhược điểm của chúng.

Nguồn: Xaydungkienan.com