Những điều cần biết về sàn âm nhà vệ sinh và một số lưu ý khi thiết kế

Những điều cần biết về sàn âm nhà vệ sinh và một số lưu ý khi thiết kế

25/03/2021 0 Võ Tú 563

Nhà vệ sinh là một trong những không gian nhỏ vô cùng quan trọng và cần thiết mà mỗi ngôi nhà đều có. Ngày nay, có khá nhiều người chú trọng vào việc thiết kế và bố trí xây dựng không gian nhà vệ sinh sao cho thoải mái và hợp lý nhất. Một trong số những xu hướng thiết kế và xây dựng không gian khu vực vệ sinh được ưa chuộng hiện nay là việc sử dụng sàn âm nhà vệ sinh.

Sàn âm là xu hướng thiết kế không gian khu vực vệ sinh được ưa chuộng

Sở dĩ nó được nhiều người lựa chọn là do những ưu điểm về công năng mà nó mang lại. Đồng thời, tính thẩm mỹ và yếu tố phong thuỷ của nó cũng thu hút nhiều gia chủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số người cảm thấy băn khoăn không biết có nên lựa chọn sàn âm nhà vệ sinh hay không. Thế nên, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sàn âm nhà vệ sinh. Từ đây, bạn có thể đưa ra những đánh giá khách quan và quyết định xem có nên lựa chọn xây dựng khu vực vệ sinh theo mô hình này hay không.

Giới thiệu về sàn âm nhà vệ sinh

Khi thi công, thiết kế khu vực vệ sinh, nhiều gia đình thường lựa chọn phương pháp thiết kế âm sàn. Đây là phương pháp vừa tăng tính thẩm mỹ vừa phù hợp với phong thủy của gia chủ. Sàn âm nhà vệ sinh là cách thiết kế nền nhà vệ sinh thấp hơn nền của các khu vực sử dụng khác trong nhà. Mục đích nhằm tránh nước xả bị tràn lan ra xung quanh.

Sàn âm có nền thấp hơn các không gian khác trong nhà

Kiểu thiết kế này đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Đồng thời cũng phù hợp với phong thủy của gia chủ. Thế nhưng đòi hỏi người thợ phải có yêu cầu kỹ thuật cao. Họ phải tính toán chính xác tới từng chi tiết thì mới có thể thi công được.

Sàn âm có độ thẩm mỹ cao

Việc thi công thiết kế sàn âm nhà vệ sinh thường được tiến hành trong giai đoạn xây thô của nhà ở hoặc bất cứ công trình nào. Trong quá trình thi công này, phần cốt nền các phòng hoặc khu vực khác của công trình sẽ được đặt cao bằng cốt đỉnh của dầm. Trong khi đó, cốt nền của sàn vệ sinh được đặt bằng cốt đáy dầm. Cho đến khi kết thúc thi công điện nước của tòa nhà, nhà thầu thi công mới tiến hành bổ sung chiều cao của sàn WC.

Các tiêu chuẩn cần đảm bảo khi thiết kế

Thiết kế tiêu chuẩn sàn âm nhà vệ sinh. Thông thường, khi thiết kế sàn nhà:

  • Cốt nền của các phòng bằng cốt đỉnh của dầm
  • Cốt nền vệ sinh thì bằng cốt đáy dầm cộng thêm chiều dày của sàn khu vệ sinh

Độ chênh lệch về kích thước sàn nhà vệ sinh với nền nhà cần hợp lý

Do đó, nếu chiều cao dầm là 30cm thì sàn nhà vệ sinh sẽ thấp hơn sàn các phòng là 20cm. Nhưng do phải lắp các đường ống kỹ thuật dưới sàn nhà vệ sinh với chiều cao khoảng 15cm. Nên khi hoàn thiện, sàn nhà vệ sinh sẽ thấp hơn sàn các phòng là 5cm.

Sự khác nhau giữa sàn âm và sàn dương

Nếu sàn âm có nghĩa là nền nhà WC thấp hơn nền các phòng khác. Thì ngược lại, sàn dương chính là nền nhà vệ sinh cao hơn nền các phòng khác.

Sàn dương, sàn âm nhà WC có một số ưu, nhược điểm như sau:

Sàn âm nhà vệ sinh Sàn dương nhà vệ sinh
Ưu điểm – Quá trình lắp đặt hệ thống đường ống sẽ nhanh hơn. Nguyên nhân là do các đường ống cấp thoát nước nằm trong sàn.

– Đem lại giá trị thẩm mỹ cao, dễ tạo được độ dốc thoát nước lý tưởng
– Không gây ra tiếng ồn do nước chảy
– Cách thiết kế hợp phong thủy

– Dễ thi công, sửa chữa
– Tiết kiệm vật tư nâng nền (do không phải thiết kế âm sàn)
– Giảm tải trọng lớp nâng nền –> giảm móng –> giảm giá thành đầu tư
Nhược điểm – Khó chống thấm cho nền nhà vệ sinh
– Tốn chi phí cải tạo, sửa chữa nếu thiết kế sai
– Nghe tiếng nước chảy
– Phải bố trí đường ống nước ở trần nhà nên tính thẩm mỹ thấp. Cần phải dùng thêm thạch cao để che đường ống
– Nước dễ bị tràn ra các khu vực khác
– Không hợp phong thủy, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ

Ưu điểm của sàn âm nhà vệ sinh

Sàn âm nhà vệ sinh có nhiều ưu điểm nổi trội. Thế nên nó trở thành một thiết kế đáng được cân nhắc khi xây dựng. Về kỹ thuật giúp hạn chế tình trạng nước bị tràn ra ngoài hay bị đọng nước. Bên cạnh đó không gây tiếng ồn ào do nước chảy. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Thiết kế sàn âm có những ưu điểm nổi trội về tính thẩm mỹ và phong thuỷ

Về phong thủy: nhà WC là nơi chứa nguồn nước bẩn, xú khí, âm khí. Thế nên càng phải thiết kế sàn thấp hơn so với các phòng khác. Mục đích là để tránh nguồn năng lượng xấu phân tán khắp nơi. Nó có thể gây ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ cũng như các thành viên khác trong gia đình

Cách khắc phục sàn âm nhà vệ sinh sai tiêu chuẩn

Thi công sàn âm là một kỹ thuật khá phức tạp. Quy trình xây dựng đòi hỏi nhà thầu của công trình cần phải kỹ lưỡng. Nên tiến hành đo đạc và tính toán cẩn thận trước khi bắt tay và thực hiện. Trong quá trình thi công nền nhà vệ sinh, nếu người thợ không nắm vững kỹ thuật thì thường gây ra một số rắc rối. Cụ thể dẫn đến tình trạng sau:

  • Thiết kế sàn âm nhưng kết quả lại thấy sàn nhà WC cao hơn sàn các phòng khác
  • Nền nhà vệ sinh bị thấm, ẩm ướt, không hợp phong thủy. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ

Nếu thiết kế sàn âm WC sai tiêu chuẩn, bạn nên thi công, cải tạo lại hoàn toàn khu vực này. Việc cải tạo sẽ giúp bạn có thể sử dụng hiệu quả trong thời gian dài. Đồng thời giúp đáp ứng tính thẩm mỹ, phong thủy nhà ở.

Sơ đồ chống thấm nhà vệ sinh

Nhưng nếu không có đủ tài chính để cải tạo, bạn có thể khắc phục bằng 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Làm gờ chắn nước trước cửa nhà vệ sinh: bộ phận này phải cao hơn 5cm so với nền nhà. Mục đích để nước không thể bị tràn ra ngoài.
  • Treo 1 chiếc gương bát quái: vị trí lý tưởng để treo gương là phía trên bên ngoài cửa nhà vệ sinh. Khi treo, bạn nên để gương hơi chếch xuống. Bên cạnh đó nên kèm theo một chiếc đèn nhỏ màu vàng hắt vào gương.

Bài viết trên vừa chia sẻ với bạn sàn âm nhà vệ sinh cùng những thông tin liên quan hữu ích khác. Hy vọng bạn đã có lựa chọn hợp lý để thi công, thiết kế nhà vệ sinh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích khác tại website này  đấy nhé!

Nguồn: nhadatmoi.net