Một số tiêu chuẩn giúp xác định độ cao trần nhà hợp lý và hiệu quả nhất

Một số tiêu chuẩn giúp xác định độ cao trần nhà hợp lý và hiệu quả nhất

25/03/2021 Off Võ Tú 586

Khi xây dựng nhà ở, ngoài việc tính toán phân bố diện tích sàn sử dụng cho các khoảng không gian khác nhau trong căn nhà thì cũng cần lưu ý đến việc tính toán độ cao trần nhà cho không gian sống. Đặc biệt, đối với các ngôi nhà có nhiều tầng thì điều này lại vô cùng cần thiết. Độ cao trần nhà cũng có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Độ cao trần nhà có ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống

Đối với trần nhà thấp, một số người sẽ cảm thấy gần gũi và áp hơn. Thế nhưng số khác lại cho rằng không gian như thế sẽ tạo ra cảm giác chật hẹp, tù túng. Còn đối với việc thiết kế trần nhà cao, có ý kiến cho rằng nó tạo ra không gian thoáng đãng, sang trọng hơn. Tuy nhiên một số người lại cảm thấy trống trải trong không gian rộng lớn đó. Vậy, đâu mới là độ cao hợp lý cho trần nhà khi xây dựng nhà ở? Để xác định được chính xác cần phải xem xét và tính toán dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn ước lượng và tính toán độ cao trần nhà sao cho phù hợp với không gian sống của mình.

Độ cao trần nhà là gì?

Độ cao của nhà là khoảng cách từ nền tầng 1 (hoặc nền đất xung quanh) đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa 2 sàn nhà. Nó được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Chiều cao nhà, chiều cao tầng và số tầng xây dựng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu vực. Đối với nhà ở tư nhân, vấn đề chiều cao tầng hoặc chiều cao phòng là đáng quan tâm và tính toán nhất.

Tiêu chuẩn về độ cao trần nhà

Nếu ngôi nhà 01 tầng có lẽ sẽ dễ dàng hơn khi bạn lựa chọn chiều cao trần nhà. Tuy nhiên với những ngôi nhà cao tầng cần phải biết cách lựa chọn chiều cao mỗi tầng, trần.

Những căn nhà cao tầng cần tính toán độ cao hợp lý

Cần đảm bảo sao cho phù hợp với từng công năng mà vẫn thể hiện được tính thẩm mỹ. Độ cao trần nhà lý tưởng cũng cần tuân theo một số tiêu chuẩn đã được quy định.

  • Độ cao trần nhà là 3m trở xuống, tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên của trần nhà 01 tầng.
  • Độ cao trần là 3,4m trở xuống, tính từ mặt sàn trên xuống mặt sàn dưới của nhà cao tầng.
  • Độ cao trần là 3,5m trở xuống, tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công. Điều này áp dụng cho trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới.

Xác định chiều cao trần theo từng không gian trong nhà

Một ngôi nhà với trần nhà cao cùng không gian nhà nhỏ sẽ khiến bạn cảm thấy thoáng mát, dễ chịu. Nhưng cũng sử dụng trần nhà cao cho không gian nhà rộng sẽ khiến căn nhà trở nên trống trải, lạnh lẽo.  Do đó việc xác định chiều cao trần các phòng của ngôi nhà cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo cả công năng và thẩm mỹ.

Phòng sinh hoạt chính

Phòng khách, phòng sinh hoạt chung là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình. Thế nên, cần tạo cảm giác rộng rãi và sang trọng. Nên thiết kế trần phòng khách cao hơn các phòng khác (đôi khi là gấp đôi). Bởi đây là nơi đón khách, tụ họp của các thành viên trong gia đình, nên cần phải có không gian rộng rãi, thoáng mát. Chiều cao trần nhà lý tưởng trong phòng khách khoảng từ 3,6m – 5m.

Phòng khách nên có chiều cao từ 3,6m – 5m.

Phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc, phòng ngủ cần tạo được không gian thư giãn, ấm cúng. Ngoài ra nên tránh sự trống trải. Do đó, chiều cao phòng nên ở mức trung bình. Độ cao hợp lý của các phòng này nên dao động trong khoảng từ 3m – 3,3m.

Các phòng khác

Hầm để xe, phòng kho, phòng tắm là những nơi có tần suất sử dụng thấp. Do đó, các gian phòng này chỉ nên thiết kế với độ cao vừa đủ. Mục đích để tiết kiệm chi phí xây dựng và tối ưu không gian sinh hoạt. Độ cao hợp lý từ là khoảng từ  2,4m – 2,7m.

Hầm để xe nên có kích thước chiều cao vừa đủ

Đối với phòng thờ, đây là nơi cần sự trang nghiêm. Do đó, độ cao trần cũng không nên để thấp hơn các phòng thông dụng khác trong nhà. Độ cao hợp lý nên trong khoảng từ 4m – 5m.

Thiết kế chiều cao trần phù hợp với khí hậu

Những nơi có điều kiện khí hậu thoáng mát nên thiết kế trần cao từ 3,6m – 4,5m. Những căn nhà ở các khu vực có thời tiết khắc nghiệt, tần suất sử dụng điều hòa nhiệt độ lớn thì độ cao cũng chỉ nên để ở mức vừa phải. Không nên thiết kế quá cao. Mục đích là để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm hoặc làm mát cho toàn bộ căn nhà.

Trần nhà thấp đem lại cảm giác ấm cúng, gần gũi

Chiều cao hợp lý để tiết kiệm năng lượng cho căn nhà nên là từ 3m – 3,3m. Những khu vực có khí hậu dễ chịu, thuận lợi thì cần sự lưu thông khí tự nhiên. Vậy nên, thiết kế trần nhà có thể cao hơn, vào khoảng từ 3,6m – 4,5m.

Thiết kế độ cao trần nhà theo khả năng tài chính

Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình để chọn chiều cao trần phù hợp. Kinh phí xây dựng sẽ càng lớn nếu thiết kế tầng, trần nhà càng cao. Cùng với đó sẽ là các khoản chi phí bảo dưỡng, hoạt động cũng nhiều hơn so với những căn nhà thấp trần.

Trần nhà càng cao thì ch phí càng tốn kém

Do vậy, đối với nhà ở thông dụng thì chiều cao trần các phòng chỉ nên làm ở 03 mức cơ bản như sau:

  • Phòng thấp nên thiết kế trần có độ cao từ 2,4m – 2,7m.
  • Phòng tiêu chuẩn nên thiết kế trần có độ cao từ 3m – 3,3m.
  • Phòng cao nên thiết kế trần có độ cao từ 3,6m – 5m.

Ngoài ra, các gia chủ còn căn cứ vào quy hoạch chung của khu vực, chức năng sử dụng của từng căn phòng để có thể chọn chiều cao trần nhà hợp lý.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách xác định độ cao trần nhà hợp lý dựa theo quy chuẩn thiết kế xây dựng. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, hãy tiếp theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng thú vị khác.

Nguồn: nhadatmoi.net