Một số kiến thức thú vị về thông tầng – xu hướng xây dựng nhà ở hiện nay

Một số kiến thức thú vị về thông tầng – xu hướng xây dựng nhà ở hiện nay

25/03/2021 Off Võ Tú 583

Ngày nay, khi xây dựng công trình nói chung và nhà ở nói riêng, mọi người thường chạy theo xu hướng tối ưu hoá các khoảng không gian để có thể mở rộng diện tích công trình. Một trong những kiểu kiến trúc phổ biến đó chính là thông tầng. Đặc biệt, đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì thông tầng là một lối xây dựng vô cùng hiệu quả. Nó không chỉ giúp cho không gian sống trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn mà còn giúp ngôi nhà trở nên tràn đầy năng lượng nhờ khả năng hấp thụ ánh sáng tự nhiên được cải thiện đáng kể.

Thông tầng đang là xu hướng hiện nay

Tuy nhiên, không phải ngôi nhà, căn hộ nào cũng phù hợp để thiết kế thông tầng. Đồng thời, việc xây dựng nhà thông tầng còn đòi hỏi nhiều nguyên tắc, tiêu chuẩn thiết kế khác nhau. Do đó, nếu bạn yêu thích và muốn áp dụng mô hình xây dựng này cho căn nhà của mình một cách hiệu quả thì cần nắm rõ một số kiến thức về mô hình xây dựng này. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về thông tầng.

Thế nào là thông tầng?

Đó là một khoảng không gian trống ở trong ngôi nhà. Nó giúp lấy nguồn không khí và ánh sáng từ tự nhiên. Thông tầng cũng tương tự như thiết kế giếng trời. Bên cạnh đó, lỗ thông tầng có tác dụng tạo nên sự lưu thông không khí dễ dàng hơn giữa các tầng và các phòng. Nhờ vậy, ngôi nhà sẽ trở nên thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Khoảng thông giúp hấp thu nguồn ánh sáng tự nhiên

Kiểu mẫu thiết kế nhà này kết hợp các thiết bị trang trí như: đèn thả, rèm, duplex, đèn chùm,…Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, mang lại vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà. Thiết kế lỗ thông luôn mang đến sự thông thoáng, sáng sủa hơn cho ngôi nhà

Những mẫu nhà thông tầng phổ biến hiện nay

Thông tầng giữa nhà

Thiết kế một ô thoáng giữa nhà như một cách để tận dụng tối ưu hóa ánh sáng. Ánh sáng đáng được trải dài từ, phân bổ cho không gian xung quanh.

Thông tầng giữa nhà

Ưu điểm:

  • Tận dụng được ánh sáng tự nhiên một cách tối ưu, có thể trải dài và phân bổ ra khắp không gian xung quanh.
  • Tiết kiệm diện tích và tạo ra tầm nhìn rộng. Đồng thời giúp không gian có độ mở hơn, kết nối các phòng với nhau tốt hơn.
  • Đóng vai trò giống như một vách ngăn hờ giữa không gian phòng khách và nhà bếp, tạo cho ngôi nhà sự thoáng đãng hơn.
  • Buồng thang lấy được ánh sáng tự nhiên và tạo thuận lợi cho đối lưu không khí.

Thông tầng phòng khách

Với những ngôi nhà ống bố trí phòng ngủ ở vị trí cuối nhà thì khoảng thông tầng đặt ở phòng khách là hợp lý. Vì không gian phòng ngủ không cần có quá nhiều ánh sáng.

Thông tầng phòng khách

Bạn có thể thiết kế lỗ thông tương tự như tiểu cảnh giếng trời hay bố trí non bộ,… giúp ngôi nhà đẹp hơn. Phòng khách tràn ngập ánh sáng, không khí tự nhiên nhờ lỗ thông

Thông tầng cuối nhà

Nếu đặt tại vị trí cuối nhà sẽ sẽ giúp khu vực nhà bếp và phòng ăn được thông thoáng hơn. Dù nhà nhỏ cũng không nên tiết kiệm diện tích để làm thông tầng. Bởi vì bù lại cho khoảng diện tích bị mất này, căn bếp sẽ trở nên sáng sủa và thoáng đãng hơn. Không gian nhà bếp và phòng ăn sẽ thoáng khí hơn, bớt ám mùi thức ăn. Từ đó đem lại sinh khí tốt cho ngôi nhà

Thông tầng ở một số không gian khác

Có thể xây dựng thông tầng tại khu vực cầu thang trong nhà. Với thiết kế này, không gian cầu thang không hề tối tăm, ẩm thấp mà luôn thông thoáng, đầy sức sống. Thiết kế lỗ thông nơi cầu thang nên kết hợp bố trí tiểu cảnh dưới cầu thang. Nó giúp tạo nên không gian xanh ấn tượng có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

Đèn thả thông tầng cầu thang

Bên cạnh đó, thông tầng nhà tắm cũng là ý tưởng thiết kế khá độc đáo. Nó giúp không gian phòng tắm nhận được ánh sáng tự nhiên. Vị trí đặt ô thông tầng có thể là bất kỳ đâu trong ngôi nhà. Phụ thuộc vào phong thủy cũng như thẩm mỹ. Mỗi một vị trí có ưu và nhược điểm của riêng nó.

Điểm nổi bật của khoảng thông tầng

Khoảng thông tầng không nhất thiết phải xây dựng từ tầng 1 lên đến phần mái giống như giếng trời. Nó có khả năng kết nối 2, 3 tầng với nhau. Ví dụ như: tầng 1 với tầng 2, tầng 4 với tầng mái,…

Tùy theo diện tích ngôi nhà, trong đó chiều dài có tính chất quyết định để xây bao nhiêu khoảng thông. Thường những ngôi nhà có kích thước chiều dài trên 20m có thể bố trí 2  – 3 lỗ thông. Tùy đặc điểm về diện tích, chiều dài ngôi nhà để bố trí lỗ thông cho hợp lý về vị trí và cả số lượng

Một số nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nhà thông tầng

Những ngôi nhà có từ 2 tầng trở lên mới có thể thiết kế khoảng thông tầng. Các ngôi nhà cấp 4 được thiết kế ô thoáng sẽ không được gọi là thông tầng mà là giếng trời. Việc thiết kế không gian này cần được tính toán một cách tỉ mỉ. Điều kiện quan trọng là cần phải đảm bảo sự cân đối, tính thẩm mỹ. Theo đó, tỷ lệ không nên quá to hoặc quá nhỏ so với diện tích sàn. Như vậy sẽ phá vỡ tính cân đối của không gian.

Nhà có từ 2 tầng trở lên mới có thể thiết kế khoảng thông tầng

Nếu thiết kế tương tự giếng trời cần làm kính chắn cho phần phía trên mái. Xung quanh của khoảng thông cần được rào chắn cẩn thận. Bạn có thể dùng lan can cầu thang hoặc thiết bị trang trí để đảm bảo an toàn. Khi thiết kế lỗ thông ở giữa nhà có thể khiến âm thanh vang vọng hơn. Do đó, nếu gia đình bạn có đông thành viên và nằm ở nơi ồn ào thì nên thiết kế ở vị trí sát về một bên của vách tường. Ngoài ra, thiết kế lỗ thông cần tính toán cẩn thận. Mục đích nhằm để đảm bảo cả mặt tiện nghi và thẩm mỹ cho ngôi nhà

Tính toán sử dụng kính chắn an toàn cho nhà thông tầng

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm hiểu những kiến thức xây dựng cần biết về thông tầng. Rất nhiều mẫu nhà thiết kế lỗ thông vừa đẹp vừa hợp phong thủy, giúp không gian thoáng đãng hơn. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho ngôi nhà của mình luôn tràn ngập ánh sáng và không khí tự nhiên dễ chịu và tươi mới.

Nguồn: nhadatmoi.net