Hướng dẫn bố trí tầng trệt hợp lý, hiện đại

Hướng dẫn bố trí tầng trệt hợp lý, hiện đại

22/03/2021 0 Phạm Diễm 343

Hiện nay, tầng trệt  thường xuất hiện khá nhiều trong công trình xây dựng. Khi diện tích đất xây dựng có hạn chế nên việc xây dựng lầu trệt sẽ tăng thêm được một phần không gian. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ thuật ngữ này. Vậy bài viết này giúp bạn hiểu hơn về tầng trệt ?

Đối với các công trình nhà để ở, tầng trệt thường dùng làm không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Các phòng chức năng khác cũng có thể thiết kế ngay cùng sàn tầng trệt này; và được ngăn cách nhau bởi tường gỗ, kính, tường gạch, hoặc tường thạch cao,… Nếu diện tích nhà quá bé, gia chủ có thể sử dụng tầng trệt làm gara để xe.

Đối với tòa nhà cao tầng hiện đại như chung cư; tầng trệt thường được sử dụng làm sảnh lớn, siêu thị, nhà hàng,…

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt là gì?

Hiện tại, có khá nhiều cách để gọi và hiểu về thuật ngữ này. Có thể hiểu cơ bản rằng, tầng trệt hay còn gọi là lầu trệt là tầng đầu tiên hay cũng chính là tầng sát mặt đất của ngôi nhà. Thường thì mọi người sẽ sử dụng không gian tầng này làm trung tâm phân chia giữa tầng hầm và các tầng lầu. Các tầng phía trên là tầng 2, tầng 3, … Và các tầng phía dưới hay tầng hầm là b1, b2, …

Đối với nhà ở, tầng sát mặt đất này là nơi sinh hoạt gia đình; có thể bao gồm các phòng như phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, … Tuy nhiên, đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp; sẽ sử dụng tầng này để làm nơi để xe.

Như vậy, hiểu đơn giản nhất, tầng trệt là khu vực sát mặt đất của ngôi nhà. Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà; được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Kiến trúc sư sẽ bố trí phòng khách, bếp, phòng ăn và phòng dành cho người già ở tầng trệt. Một số gia đình còn sử dụng tầng trệt làm nơi để xe.

Lưu ý, tầng không đồng nghĩa với sàn, hay tấm bởi thuật ngữ sàn; và tấm không phải là thông số dùng để ước lượng chiều cao của ngôi nhà, tòa nhà. Chúng ta có thể gọi là tầng trệt nhưng không gọi là tấm trệt.

Tầng trệt và tầng 1

Tầng và lầu là 2 cách gọi tùy theo từng vùng, miền. Cụ thể, người miền Bắc gọi tầng sát mặt đất là tầng 1, tiếp theo là tầng 2, tầng 3…

Người miền Nam gọi tầng sát mặt đất là tầng trệt và dùng chữ “lầu” để đánh số độ cao. Ở đây, từ “lầu” có nguồn gốc từ chữ “lâu” trong tư Hán Việt, tức là rất cao, tầng trên của ngôi nhà. Như vậy, lầu 1 sẽ tương ứng với tầng 2, lầu 2 tương ứng với tầng 3… ở miền Bắc.

Ở miền Trung có sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Bắc; Nam nên có nhiều nơi dùng từ “tầng”, cũng có nơi dùng từ “lầu”.

Tầng trệt trong tiếng Anh

Các nước châu Âu gọi tầng trệt , tầng sát mặt đất là “ground floor”; các tầng tiếp theo lần lượt là “first floor” (tầng 1); “second floor” (tầng 2)… Như vậy, cách quy ước của châu Âu khá tương đồng với các quy ước của miền Nam Việt Nam.

Tại Mỹ và phần lớn Canada, tầng trệt, tầng đầu tiên được gọi là “first floor”; tầng phía trên là “second floor” (tầng 2)… Cách quy ước này tương đồng với các quy ước của miền Bắc nước ta.

Lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Vốn là không gian đầu tiên của gia đình nên tầng trệt luôn được ưu tiên trong thiết kế nhà ở. Thiết kế tầng trệt khoa học, tiện dụng và hấp dẫn là những tiêu chí mà cả kiến trúc sư và gia chủ luôn hướng tới.

Chiều cao tầng trệt

Việc nắm rõ độ cao tầng trệt khá quan trọng để đảm bảo ngôi nhà tuân thủ quy định của luật xây dựng. Chưa kể, chiều cao tầng trệt còn ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt; cũng như hình thức bài trí nội thất của ngôi nhà. Do vậy, người thiết kế, thi công phải nắm rõ những quy tắc về chiều cao tầng trệt:

  • Lộ giới rộng hơn 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.
  • Lộ giới rộng 7-12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.
  • Lộ giới rộng hơn 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.

Một ngôi nhà có chiều cao chuẩn sẽ đón nhận được những luồng khí tốt; và mang lại sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Trong đó, chiều cao tầng trệt đóng vai trò quyết định chiều cao của ngôi nhà. Lý tưởng nhất, tầng trệt nên có chiều cao từ 3,6-4,5m tùy theo điều kiện của từng vùng cũng như của từng ngôi nhà. Tầng trệt quá cao hay quá thấp đều khiến ngôi nhà bị mất cân bằng.

Chọn hướng tốt để mở cửa chính

Tầng trệt vốn là khu vực trọng điểm của bất cứ gia đình nào. Phong thủy tại tầng trệt đặc biệt quan trọng, nhất là hướng cửa chính. Vì thế, khi thiết kế nhà, cần xem tuổi gia chủ cũng như căn cứ vào hiện trạng xung quanh; để bố trí cửa chính quay về hướng đón nhận được nhiều may mắn, tài lộc.

Tối đa hóa ánh sáng tự nhiên

Do nằm ở tầng thấp nhất nên tầng trệt thường thiếu sáng. Chủ nhà nên lắp cửa kính ở một số vị trí để đón được ánh sáng từ bên ngoài. Trong trường hợp các mặt đều tiếp giáp với hàng xóm; gia chủ có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên; và đảm bảo lưu thông không khí trong nhà.

Bố trí nội thất

Nội thất tầng trệt thường được đầu tư kỹ lưỡng bởi đây là không gian đầu tiên và quan trọng nhất. Tuy nhiên, cũng cần tránh bài trí quá nhiều nội thất ở không gian này; kích thước nội thất không quá lớn, cũng không quá nhỏ mà phải đảm bảo sự cân bằng; phù hợp với tổng thể căn nhà.

Nguồn: batdongsan.com.vn