Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể do ảnh hưởng Covid-19

Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể do ảnh hưởng Covid-19

19/03/2021 0 Đặng Goanh 342

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ đã hoàn thành thủ tục giải thể. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng ít hơn so với năm 2019.

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đến năm 2020, 978 công ty trong ngành bất động sản đã hoàn thành thủ tục giải thể, số công ty thành lập mới giảm 15,5% so với năm 2019, số lượng nhà chưa xây dựng còn lại trên thị trường là khoảng 9.000.

Đặc biệt, những khu vực mà lượng bất động sản cung cấp ra thị trường chưa hấp thụ nhiều chủ yếu là những khu vực chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 phải kể đến như: thành phố Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Dương, Bình Dương… Đặc biệt tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Quảng Ninh và Cần Thơ, thành phố Long An, tỉnh Đồng Nai và các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao … cơ bản vẫn đang duy trì phát triển ở mức ổn định.

Bất động sản vẫn đóng góp khoảng 4,42 GDP

Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản cả nước trong quý 4.2020 đã tăng mạnh so với đáy suy giảm giai đoạn đầu năm nhờ sự phục hồi nhanh của phân khúc nhà ở và khu công nghiệp. Qua đó, giúp ngành duy trì tăng trưởng dương cả năm 2020, trong bối cảnh toàn nền kinh tế chịu tổn thương của dịch Covid-19. Ngành kinh doanh bất động sản đã đóng góp khoảng 4,42% GDP.

978 doanh nghiệp bất động sản giải thể

Thị trường bất động sản cả nước trong quý 4.2020 đã tăng mạnh

Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2020, ngành bất động sản cũng có sự thanh lọc, với việc nâng cao năng lực và tăng khả năng thích nghi của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2020 kinh doanh bất động sản là 6.694 doanh nghiệp, giảm 15,5% so với năm 2019; số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 978 doanh nghiệp.

Cũng theo Bộ Xây dựng, dư nợ tín dụng bất động sản trong năm 2020 vẫn có xu hướng tăng từ đầu năm đến cuối năm. Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2020; dư nợ tín dụng bất động sản là hơn 8.300 tỉ đồng. Đến hết tháng 6.2020; dư nợ tín dụng bất động sản tăng lên gần 8.500 tỉ đồng. Đến hết quý 3.2020; dư nợ tín dụng bất động sản là gần 8 600 tỉ đồng và đến hết năm 2020; con số này tăng lên đến hơn 8.800 tỉ đồng.

Theo Bộ Xây dựng, dư nợ tín dụng bất động sản tăng trong cả năm 2020; nhưng có giai đoạn tốc độ tăng bị giảm; chủ yếu do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong quý 1.2020; từ quý 2 đến hết năm 2020; thị trường có sự cải thiện về giao dịch; dư nợ tín dụng bất động sản tăng trở lại; ổn định hơn.

Ngoài việc nguồn cung vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản là tín dụng ngân hàng; thị trường bất động sản trong năm 2020 vẫn thu hút các nguồn vốn khác như vốn đầu tư cá nhân; kiều hối gửi về và vốn từ phát hành cổ phiếu; trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết và vốn FDI.

Tồn kho bất động sản chỉ còn gần 9.000 căn nhà ở

9000 căn nhà ở bị tồn kho

Theo thống kê của Bộ Xây dựng; tính đến hết quý 1/2020, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn; chưa có giao dịch gần 13.000 căn.

Trong quý 2 và quý 3.2020; do tác động ảnh hưởng tiêu cực của tình hình đại dịch Covid-19 và khó khăn vướng mắc của cơ chế; chính sách,… đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư dự án; tiến độ triển khai các dự án khiến nguồn cung bất động sản không gia tăng đáng kể. Bộ Xây dựng cho rằng; thị trường bất động sản luôn là kênh đầu tư thu hút vốn tốt nên dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng hoạt động đầu tư vẫn sôi động. Do đó, lượng hàng tồn kho tính đến hết quý 3.2020 chỉ còn khoảng gần 6.000 căn nhà ở.

Sang đến quý 4.2020; thi trường bất động sản được bổ sung thêm khoảng gần 30.000 căn nhà ở. Tuy nhiên, lượng giao dịch trong 3 tháng cuối năm 2020 khá tốt nên lượng hàng tồn kho của riêng 3 tháng cuối năm chỉ khoảng gần 3.000 căn nhà ở.

Theo Bộ Xây dựng, tính tổng hợp đến cuối năm 2020; số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn; chưa có giao dịch trong năm 2020 ước tính vào khoảng gần 9.000 căn. Bất động sản tồn kho chủ yếu ở các địa phương chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 như Đà Nẵng; Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương…

Tại Hà Nội, TP.HCM hay những địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh như Cần Thơ; Quảng Ninh, Long An, Đồng Nai… cơ bản vẫn giữ được sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

Nhiều doanh nghiệp nổ lực bám trụ

Những danh nghiệp trụ lại đã chú trọng nâng cao năng lực

Trong khi đó con số thành lập mới lại giảm nhẹ. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy; số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới năm 2020 là 6.694 doanh nghiệp; giảm 15,5% so với năm 2019. Thực trạng này được xem là thuận tự nhiên và góp phần thanh lọc thị trường bất động sản vốn được xem là phát triển hơi nóng trong thời gian qua. Những danh nghiệp trụ lại được đã chú trọng nâng cao năng lực và tăng khả năng thích nghi với thị trường; nghiên cứu phương thức hoạt động hiệu quả; chuyên nghiệp hơn.

Các sàn giao dịch có tiềm lực tài chính cũng khởi động lại hoạt động với những kế hoạch kinh doanh và phương thức kinh doanh mới như bán hàng trực tuyến; áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. Đồng thời nghiên cứu rõ hơn về chủ đầu tư, sản phẩm bán cho khách hàng, pháp lý dự án để mang đến cho khách hàng của mình những sản phẩm đầu tư an toàn và tiềm năng..

Theo thống kê gần 80 doanh nghiệp bất động sản lớn đang giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán, với số liệu kinh doanh khả quan các tháng cuối năm, hầu hết các doanh nghiệp báo cáo hoặc dự kiến đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra cho năm 2020.

Nguồn: Thanhnien.vn