Đâu là các giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch?

Đâu là các giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch?

25/03/2021 0 Nguyễn Nhung 1,155

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng và tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Tình hình kinh tế chính trị của thế giới và khu vực có nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, mưa dông, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi.

Trong trường hợp đặc biệt khó khăn, hưởng ứng lời kêu gọi từ các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các giải quyết kịp thời. Đó là các nghị quyết, chỉ thị với phương châm “chống dịch là chống”.

Ngoài ra, chính phủ còn quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: ngăn chặn triệt để, có hiệu quả dịch bệnh, chỉ tập trung khôi phục phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, công tác kiểm soát dịch bệnh được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và ổn định xã hội. Có thể thấy, về cơ bản, được sự đồng tình của nhân dân và sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô đã được chỉ đạo đúng đắn và triển khai phù hợp. Dưới đây là một số các giải pháp cho nền kinh tế trong năm 2021.

Những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trong năm 2020

hững ảnh hưởng nặng nề của đại dịch

Bùng nổ vào thời điểm tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc); COVID-19 đã lây lan ra toàn thế giới với tốc độ khủng khiếp. Tính đến thời điểm ngày 26/01/2020, gần 100 triệu người đã nhiễm COVID-19; với hơn 2,1 triệu người tử vong do dịch bệnh. Dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng; trong đó phải kể đến nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ.

Theo đó, quý 2/2020 kinh tế Việt Nam tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước; thấp nhất cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh bùng phát; với mức tăng trưởng -1,76%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2020 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD – mức cao nhất kể từ năm 2016.

Vẫn tồn tại các điểm sáng thu hút đầu tư

Dữ liệu HOUSELINK cho thấy năng lượng đóng góp xấp xỉ một nửa tổng giá trị đầu tư dự án xây dựng công nghiệp; và có giá trị đầu tư lớn hơn 2 triệu USD khởi tạo trong năm 2020. Trung tâm logistics; nhà máy điện tử và xử lý nước thải lần lượt xếp sau năng lượng về giá trị đầu tư. Tổng giá trị đầu tư bốn loại hình dự án này chiếm đến 71% tổng giá trị dự án. Năng lượng cũng là lĩnh vực có giá trị đầu tư tăng kỷ lục trong năm 2020 so với năm 2019; chủ yếu do những dự án điện khí quy mô khủng. Lĩnh vực nhà kho logistics và xử lý nước thải chứng kiến tăng trưởng ngoạn mục; với giá trị đầu tư tăng lần lượt 8,2 và 28,3 lần so với năm 2019.

Ưu tiên hiện tại là củng cố sản xuất

Củng cố sản xuất và tăng tính nội địa hóa

Với việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020; hiện tại Việt Nam là một trong hai quốc gia Châu Á duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu.

Việt Nam cùng 15 đối tác thương mại đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP). RCEP là Hiệp định thương mại giữa ASEAN và 5 đối tác đã có FTA với ASEAN; bao gồm: Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản; Australia; New Zealand. Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới –thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người; có giá trị tương đương 26.200 tỷ USD.

Các Hiệp định này mở ra cơ hội xuất khẩu chất lượng cao nhưng cũng mang đến nhiều thách thức. Củng cố sản xuất và tăng tính nội địa hóa cho sản phẩm Việt là ưu tiên hàng đầu của Doanh nghiệp Việt Nam lúc này.

Nguồn: vietnamconstruction.vn