Chính sách biến động Bất động sản Việt Nam năm 2021

Chính sách biến động Bất động sản Việt Nam năm 2021

22/03/2021 0 Đặng Goanh 434

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Ủy ban Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, ông Cấn Văn Lực tỏ ra lạc quan và tin rằng đến năm 2021, toàn bộ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ. Bất động sản Việt Nam cũng đang theo đà này với hướng rất tốt, nhất là trong bối cảnh nhiều chính sách sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản Việt Nam năm 2021.

Kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi sau đại dịch vào năm 2021

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên toàn cầu nhưng Tiến sĩ Cấn Văn Lực tỏ ra khá lạc quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2021 có xu hướng phát triển lại. Ông cho rằng đến năm 2020, kinh tế thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, giảm 3,5-4% so với cùng kỳ của năm 2019, kinh tế thế giới sẽ sớm ổn định và phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021. IMF, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác đã đưa ra những con số ấn tượng khi dự báo nền kinh tế tăng trưởng tích cực, và đối với nền kinh tế thế giới là 4-5,5%.

Do đó, ông Lực nói rằng nền kinh tế Việt Nam cũng đang phát triển. Hai tháng đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng như: dịch bệnh tiếp tục bùng phát nhưng về cơ bản vẫn được kiểm soát; hoạt động bán lẻ tiếp tục trở lại và tăng mạnh; sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi. Trong tháng, cán cân thương mại duy trì thặng dư, lạm phát tăng trở lại nhưng trong tầm kiểm soát; từ đầu năm đến nay, nguồn vốn đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu khởi sắc; mặt bằng lãi suất giảm nhẹ, tỷ giá vẫn ở mức ổn định, thị trường chứng khoán tăng khá, thị trường bất động sản đang dần phục hồi.

Nền Kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển

Nhưng vẫn có rủi ro và thách thức

Dù tin tưởng vào một kịch bản lạc quan nhưng ông Lực vẫn đưa ra những cảnh báo rủi ro; thách thức từ bên ngoài. Thứ nhất, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường; việc sản xuất và phân phối vaccine còn chậm đến các nước đang phát triển. Thứ hai, căng thẳng thương mại và công nghệ còn leo thang và khó đoán. Thứ ba, địa chính trị thế giới phức tạp và thiên tai; lũ lụt sẽ vẫn tăng trong năm tới. Thứ tư là các vấn đề rủi ro, bất ổn tài chính toàn cầu.

Ngoài ra là những rủi ro; thách thức trong nước như thâm hụt ngân sách; nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng; khối doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19; trong khi triển khai gói hỗ trợ còn chậm; nợ xấu tăng và rủi ro hoạt động tăng; nhưng cơ bản trong tầm kiểm soát; cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm và tận dụng các hiệp định thương mại tự do chưa tốt.

Những chính sách tác động đến thị trường BĐS

Cũng theo ông Lực, thị trường bất động sản là một thành tố quan trọng của nền kinh tế. Bất động sản đóng vai trò là cầu nối các ngành; thị trường trong chuỗi giá trị bất động sản với 35 ngành nghề; lĩnh vực liên quan tới thị trường bất động sản. Trong đó, có 4 ngành lớn có liên quan nhiều đến bất động sản đóng góp lớn vào GDP cả nước là xây dựng (6,19% GDP); du lịch (9,2% GDP), lưu trú (3,14% GDP), tài chính – ngân hàng (5,37% GDP). Riêng ngành kinh doanh bất động sản đóng góp 4,42% GDP. Lĩnh vực này cũng đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn đầu tư khi xếp thứ 2 về thu hút vốn nước ngoài; chiếm tỷ lệ khoảng 10% FDI đăng ký mới hàng năm.

Chính sách xây dựng và kinh doanh bất động sản

Có nhiều thách thức cho thị trường BĐS Việt Nam

Theo ông Lực, năm 2021, nhiều chính sách liên quan tới xây dựng và kinh doanh bất động sản sẽ tác động tới thị trường. Cụ thể là luật xây dựng sửa đổi; luật đầu tư sửa đổi; nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi; bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; nghị quyết 164 (11/2020); kế hoạch xây dựng Nghị Quyết phát triển nhà ở giá thấp; nghị định 15 (3/3/2021) quy định chi tiết 1 số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Ông Lực nhấn mạnh các luật; định hướng, chính sách đang được sửa đổi theo hướng hoàn thiện; tinh giảm quy trình; thủ tục nhằm hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản. Những sự thay đổi này còn góp phần tiết giảm thời gian; chi phí và giá thành sản phẩm; tháo gỡ cho các dự án bất động sản. Đặc biệt, sự thay đổi này còn định hướng vào sản phẩm giá rẻ nhằm cân đối cung – cầu thị trường và cơ cấu sản phẩm phù hợp; giảm thiểu hoạt động đầu cơ giá.

Chính sách tài chính

Ngoài ra, còn phải kể đến các thay đổi về chính sách tài chính; tín dụng, thuế nhằm kiểm soát rủi ro thanh khoản như giảm dần tỷ lệ̂ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (Thông tư 22/NHNN); Kiểm soát rủi ro hoạt động phát hành TPDN: Nghị định 153/2020/NĐ-CP; Điều chỉnh khung giá đất tiệm cận giá thị trường: Nghị định96/2019/NĐ-CP; Các nghị định; thông tư về các gói hỗ trợ trong bối cảnh dịch Covid-19; Luật chứng khoán sửa đổi; cho phép thành lập Quỹ tín thác đầu tư BĐS (REIT); QĐ 316 của TTg (ngày 9/3/2021) về thí điểm dịch vụ Mobile Money.

Ông Lực cho biết các chính sách này sẽ giúp giảm chi phí tài chính, tăng hiệu quả hoạt động và phát triển an toàn, bền vững cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư vào thị trường trong điều kiện kiểm soát được rủi ro. Các chính sách cũng tác động đến giá nhà, đền bù giải phóng mặt bằng sát gần hơn với giá thị trường, hỗ trợ một phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, vượt qua khó khăn do tác động dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, việc cho phép thành lập Quỹ tín thác đầu tư BĐS (REIT) có vai trò hêm kênh huy động vốn quan trọng và việc thí điểm dịch vụ Mobile Money sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Giá bất động sản năm 2021 tăng trên 10%

Giá BĐS nhiều khả năng sẽ tăng trên 10% so với năm 2020

Tại tọa đàm “Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới” (05/01/2020), khi dự báo về thị trường bất động sản năm 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng thị trường khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng, ảo hay bong bóng, ngược lại sẽ theo hướng ổn định và bền vững hơn năm 2020.

Đặc biệt, giá BĐS nhiều khả năng sẽ tăng trên 10% so với năm 2020. Nguyên nhân là do thời gian qua Việt Nam đã kiểm soát đại dịch rất tốt, kinh tế có thể hồi phục và là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương, dẫn đến nhu cầu mua nhà và đầu tư tăng trở lại. Dự báo thị trường sẽ hồi phục tương đương 70% năm 2019.

Bên cạnh đó, năm 2021 là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương mới nhận nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có những động thái thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển các dự án BĐS để tạo nguồn thu cho địa phương. Lãi suất ngân hàng thấp, thúc đẩy tốt hơn nhu cầu mua nhà, đầu tư bất động sản…

GS. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết việc lấp đầy khoảng trống về pháp luật, sớm sửa sự chồng chéo về luật sẽ tạo động lực mới cho thị trường bất động sản năm 2021.

Nguồn: Batdongsan.com.vn