7 nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thiết kế sân vườn

7 nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thiết kế sân vườn

25/03/2021 0 Huỳnh Hằng 591

Thiết kế sân vườn đang là xu hướng làm đẹp nhà được nhiều người ưa chuộng, nó mang đến không gian nghỉ ngơi, thư giãn, giúp ngôi nhà trở nên tươi mới và ấn tượng hơn. Dưới đây là một số nguyên tắc mà BRS đã thống kê cho bạn cần phải nắm được khi thiết kế một khu vườn nhỏ.

Tính thống nhất cảnh quan sân vườn

Để tạo nên sự độc đáo và riêng biệt cho sân vườn thì sự thống nhất là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Bạn có thể lựa chọn nhiều phong cách trang trí sân vườn; như phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, Châu Âu hay phong cách đồng quê. Nhưng phải đúng kết cấu và màu sắc.

tính thống nhất khi thiết kế sân vườn 

Tính đơn giản hóa cảnh quan sân vườn

Các chi tiết trong khu vườn đa số đều lấy thiên nhiên làm chủ đạo chính; và khu vườn cần được trang trí theo một chủ đề cụ thể. Bạn có thể sử dụng 2 đến 3 màu cũng như cây cỏ làm màu chủ đạo, không nên, có thể dùng nhiều đồ trang trí.

Tính đơn giản cảnh quan sân vườn

Chuyển tiếp tự nhiên cảnh quan sân vườn

Chuyển đổi từ thiên nhiên: Tạo ra cảm giác của một khu vườn và biến nó thành một cảnh quan thiên nhiên thực sự và sống động.

Nguyên tắc này không quá khó để áp dụng; và nó có tác dụng tránh sự thay đổi quá nhanh; và đột ngột trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Vận dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn chuyên nghiệp hơn; khi không mắc phải những sai lấm của những người thiếu kinh nghiệm; họ thường quên đi tính liên tục tổng thể; và trồng cây một cách bừa bãi theo cảm tính. Quá trình chuyển tiếp tự nhiên; có nghĩa là đảm bảo sự thay đổi diễn ra dần dần để đảm bảo sự thông suốt.

nguyên tắc chuyển tiếp tự nhiên cảnh quan sân vườn

Điểm dễ nhận biết nhất của quá trình chuyển tiếp tự nhiên; là ở màu sắc và chiều cao của cây, ngoài ra còn có các yếu tố khác của cảnh quan như: Cấu trúc, hình dạng và kích thước của lá cây, cũng như các yếu tố khác như tượng, đá…vv. Bằng cách trồng cây theo thứ tự kích thước giảm dần hay tăng dần. Từ cây thân gỗ, rối tới cây bụi, cây hoa nhỏ và cuối cùng là thảm cỏ.

Bạn cũng có thể sử dụng chuyển từ cây có tông màu ấm sang cây có tông màu lạnh. Đây là sự chuyển tiếp tự nhiên tạo ra một ranh giới; khi cây lá rậm làm nền hay khung viền làm nổi bật cây lá thưa.

Tính cân bằng đối xứng cảnh quan sân vườn

Các chi tiết trong khu vườn được bố trí đối xứng nhau; khi nhìn một bên khu vườn bạn có thể hình dung được khu vực còn lại được bố trí như thế nào.

Tính cân bằng không đối xứng: nó ngược lại với tính chất đối xứng. Các chi tiết trong khu vườn được bố trị một cách tự nhiên; ngẫu hứng nhưng đầy dụng ý mang giá trị nghệ thuật; cũng như đặc điểm sinh thái tự nhiên được mô phỏng lại một cách hoàn hảo.

Màu sắc trong cảnh quan khu vườn 

Trong khu vườn ngoài màu xanh của cây cối; thì sự kết hợp màu sắc của các vật dụng trang trí, ngoại thất như ghế ngồi, ô (dù)… làm cho khu vườn thêm sinh động và hài hòa.

Màu sắc tươi sáng như màu đỏ, vàng và cam dường như tiến về phía bạn; và thực sự có thể làm cho một đối tượng có vẻ gần gũi hơn với bạn; và thường được sử dụng ở phía trước của một thiết kế cảnh quan sân vườn. Trong hội họa, các họa sĩ cũng thường sử dụng kỹ thuật này để bắt trước thiên nhiên; biết sử dụng màu sắc ấm áp ở phía trước và màu sắc lạnh ở phía sau.

Màu sắc trong khu vườn 

Màu lạnh (Cool Colors)

Màu lạnh như xanh lá, xanh dương; và màu phấn làm cho một đối tượng có vẻ xa hơn từ bạn. Đây là một kĩ thuật tuyệt vời để sử dụng; nếu bạn có một khu vườn nhỏ và muốn nó trông lớn hơn so với thực tế.

Màu trung tính (Neutral Colors)

Các màu trung tính như xám, đen, trắng nên sử dụng như màu nền; hoặc kết hợp với các màu tươi sáng ở phía trước. Màu trung tính rất linh hoạt, nhưng nên hạn chế sử dụng.

Đường nét trong cảnh quan sân vườn 

 khu vườn mang lại cảm giác ngăn nắp gọn gàng, an toàn cho mọi người; thì các góc cạnh của nó thường vuông vắn, mạnh mẽ. Với kiểu cắt tỉa cây cảnh thảm cỏ và lối đi uốn lượn tạo một khu vườn mềm mại, quyền rũ, nhẹ nhàng, đậm chất tự nhiên.

Đường là một trong những nguyên tắc cấu trúc chi tiết của thiết kế cảnh quan, và đây cũng là khái niệm đầu tiên mà nhà thiết kế cảnh quan phải làm quen. Đường thường liên quan đến cách di chuyển mắt và dòng chảy xung quanh cảnh quan như lối đi, nơi gộp lại hay rẽ nhánh của dòng chảy. Nó thường được phản ánh trong cái cách mà đường dẫn và khu vực trồng cây được bố trí phù hợp với nhau, nhưng một dòng tinh tế hơn cũng có thể được tạo ra bởi những thay đổi về chiều cao cây trồng hoặc các hình khối và hướng của tán cây.

Đường nét trong cảnh quan khu vườn

Tính lặp lại cảnh quan sân vườn

Để định hình phong cách chủ đạo cho khu vườn thì nên sử dụng lặp đi lặp lại một vài chi tiết, nhưng không nên sử dụng quá nhiều sự lặp lại sẽ tạo nên một cảnh quan nhàm chán. Tính lặp lại là một nguyên tắc trong thiết kế thi công sân vườn nhưng cần vận dụng khéo léo để tạo ra một không gian sân vườn hoàn hảo.

Tính cân đối cảnh quan sân vườn

Với một khu vườn có diện tích lớn thì bạn không nên bố trí nhiều chi tiết nhỏ, nên đặt một chi tiết lớn ở vị trí trung tâm bố trí cây xanh xung quanh để đảm bảo nguyên tắc cân đối làm cho khu vườn thêm đẹp mắt và nâng cao giá trị thẩm mỹ. Khu vườn có diện tích nhỏ thì nên bố trí những vật dụng trang trí nhỏ xinh.

Ngoài ra vì không hiểu được sự phát triển của các loại cây nên sau một thời gian cây lớn lên làm mất đi cảnh quan của khu vườn trở nên lộn xộn và không cân đối.

Nguồn: cafeland.vn